Giờ làm việc : 24/7, Hotline : 0903.313.009

Thông tin chi tiết Dự án đường Vành Đai 3 TPHCM

Vua Nhà - Công Ty Tư Vấn Đầu Tư Nhà Đất Uy Tín Tại TPHCM

0903.313.009 ( Bùi Đạt )

35 Đường 67, Tân Phong, Quận 7, TPHCM

Thông tin chi tiết Dự án đường Vành Đai 3 TPHCM
Ngày đăng: 28/07/2022 09:20 AM

    Khái niệm đường vành đai.


    Đường vành đai (còn được gọi là đường bao) là cung đường bao quanh thành phố hoặc một khu đô thị, có thể là đường cao tốc hoặc xa lộ giúp cho các phương tiện tránh việc phải di chuyển trực tiếp vào các đường nội đô. 
    Mục đích chính của đường vành đai là tạo ra một tuyến đường nhanh hơn để các các luồng phương tiện có thể di chuyển từ hướng này tới hướng khác của thành phố, di chuyển từ thị trấn này tới thị trấn khác của một vùng đô thị, từ tỉnh này tới tỉnh khác mà không xung đột với luồng phương tiện di chuyển trong trung tâm của đô thị.

    Theo thông tin quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt thì TPHCM có 4 tuyến đường vành đai. 

    Đường Vành Đai 1: Là tuyến đường ngắn nhất và nằm gần trung tâm TPHCM nhất, đã được hoàn thiện khép kín. Đây là ranh giới phân biệt nội thành và ngoại thành.

    Đường Vành Đai 2: là tuyến đường bộ đô thị cấp 1 ở TPHCM

    Đường Vành Đai 3: là tuyến đường tăng tính kết nối giao thông giữa các tỉnh khu Nam

    Đường Vành Đai 4: là tuyến đường cao tốc đô thị 6-8 làn xe, tốc độ 60-80km/h, đi qua 5 tỉnh: Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Bình Dương, TPHCM, Đồng Nai. 

     

    Những thông tin mới nhất về đường Vành Đai 3 TP.HCM


    Ngày 16/6/2022, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, với 475/478 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 95,38%, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM.


    Giải phóng mặt bằng: Theo Đại biểu Quốc hội Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh, việc giải phóng mặt bằng để đảm bảo có mặt bằng sạch đúng tiến độ dự án cũng như việc tổ chức thực hiện dự án là 2 nhiệm vụ rất khó khăn đối với đường Vành đai 3 TP.HCM. Toàn tuyến sẽ thực hiện một lần theo quy mô quy hoạch.
    Tháng 7-2022 khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi; quý 4-2022 bàn giao ranh dự án để triển khai bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; cuối năm 2023 bàn giao tối thiểu 70% mặt bằng. Tất cả các công việc đều phải triển khai đồng bộ, khẩn trương để đảm bảo khởi công dự án vào cuối năm 2023.


    Đầu tư hơn 76km đường Vành đai 3 TPHCM, chia 8 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 57/2022/QH15 về chủ trương đầu tư dự án Vành đai 3 TP.HCM, với mức vốn đầu tư 75.378 tỉ đồng được đầu tư bằng ngân sách Trung ương và địa phương, trong đó ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 là 31.380 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 là 14.322 tỷ đồng; còn lại là ngân sách địa phương. Tiến độ thực hiện từ năm 2022 đến 2027.


    Về tiến độ thực hiện tuyến đường: Nghị quyết quy định chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.


    Về nguồn vốn đầu tư: Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 17.146 tỉ đồng đã bố trí cho Bộ Giao thông vận tải giao về các địa phương để thực hiện Dự án (trong đó: Thành phố Hồ Chí Minh là 10.627 tỉ đồng; tỉnh Đồng Nai là 856 tỉ đồng; tỉnh Bình Dương là 4.266 tỉ đồng và tỉnh Long An là 1.397 tỉ đồng).
    Chủ tịch UBND TP.HCM chốt tiến độ rà soát quy hoạch đường vành đai 3: Ngày 15/6/2022, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký văn bản khẩn yêu cầu các sở ngành, đơn vị liên quan về việc rà soát điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với dự án tuyến đường vành đai 3 TP.HCM.

    • •    Trong 5 ngày làm việc cung cấp thông tin, dữ liệu ranh dự án mới nhất để TP Thủ Đức và các huyện rà soát, điều chỉnh quy hoạch theo quy định.

    • •    Trong 7 ngày làm việc. Các địa phương cũng được yêu cầu chủ động thực hiện các thủ tục, hồ sơ cụ thể để tiến hành điều chỉnh theo quy định.

    • •    Trong 10 ngày làm việc thực hiện rà soát, xây dựng kế hoạch cụ thể của công tác tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch.

     

    Thiết kế tuyến đường Vành Đai 3 tại TPHCM.


    Tuyến đường Vành Đai 3 tăng tính kết nối giao thông thành phố. Đặc biệt khi đi qua tới 4 tỉnh và 8 quận huyện khác nhau. Trong đó TP.HCM 47,5 km, Đồng Nai 11,2 km, Bình Dương 10,7 km, Long An 6,8 km. Điểm đầu của dự án giao với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), điểm cuối giao với cao tốc Bến Lức - Long Thành (huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Tuyến đường này bao quanh thành phố Hồ Chí Minh. Về phía Tây Bắc tiếp giáp với quận 12 và Bình Dương, phía Đông xuyên qua quận 9 và tiếp giáp với Đồng Nai, Nhơn Trạch.

    Tuyến đường này tăng tính kết nối thuận tiện giữa các tỉnh khu Nam. Giúp rút ngắn thời gian và quãng đường di chuyển cho tất cả hoạt động từ kinh tế đến hạ tầng. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế có sự thay đổi nhờ hạ tầng. Mặt khác, dự án còn tăng tính liên tục và kết nối các khu công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển vệ tinh xung quanh lõi trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.

    Dự án xây dựng đường vành đai 3 có tổng chiều dài 97,7 km đi qua 4 tỉnh Long An, Bình Dương và TP.HCM, Đồng Nai. Trong đó, làm mới triển khai khoảng 73km. Cụ thể:

    • + Đoạn 1: Nhơn Trạch - Tân Vạn dài 34,28 km đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai (đường Vành đai 3 Nhơn Trạch) và TP HCM, giai đoạn 1 phải hoàn thành trước năm 2017 (đoạn màu tím bản đồ bên dưới). Quy mô xây dựng 6 làn xe GĐ 1 (dự kiến tăng lên 8 làn xe GĐ2).

    • + Đoạn 2: Từ Mỹ Phước - Tân Vạn (Tân Vạn - Bình Chuẩn) dài (16,7 km (đoạn xanh lá cây bản đồ bên trên). UBND tỉnh Bình Dương đầu tư xây dựng theo hình thức PPP và đã đưa vào khai thác, (đoạn xanh lá cây bản đồ bên dưới).

    • + Đoạn 3: Từ Bình Chuẩn - Quốc lộ 22 dài 19,1km đi qua tỉnh Bình Dương và TP HCM, giai đoạn 1 phải hoàn thành trước năm 2019, mức đầu tư dự kiến GĐ1 khoảng 10.000 tỷ đồng, đoạn màu cam dưới bản đồ.

    • + Đoạn 4: Từ Quốc lộ 22 - Bến Lức dài 28,9 km đi qua địa bàn TP.HCM và tỉnh Long An, giai đoạn 1 phải hoàn thành trước năm 2020, với vốn đầu tư khoảng 11.000 tỷ đồng. (đoạn màu xanh dương dưới bản đồ).

    Các nút giao quan trọng của dự án đường Vành đai 3

    • •    Nút giao Quốc lộ 1A – Vành đai 3 tại Tân Vạn, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương
    • •    Nút giao Quốc lộ 13 – Vành đai 3 tại khu vực thành phố Thủ Dầu 1, tỉnh Bình Dương
      Ngoài ra, 4 địa điểm ra, vào đường vành đai 3 TPHCM gồm: Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài và Quốc lộ 22, Tỉnh lộ 25C, Quốc lộ 13.
    • •    Nút giao cao tốc TP HCM, Mộc Bài – Vành Đai 3 tại huyện Củ Chi, TPHCM
    • •    Nút giao Quốc lộ 1A – Vành đai 3 tại khu vực Bến Lức, tỉnh Long An
    • •    Nút giao cao tốc Bến Lức – Long Thành tại khu vực Bến Lức và Nhơn Trạch
    • •    Nút giao cao tốc Long Thành – Dầu Giây tại Quận 9, TPHCM


    Đoạn 1: Nhơn Trạch – Tân Vạn.


    Vành đai 3 đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch dài 34,28 km, đi qua tỉnh Đồng Nai (Nhơn Trạch) và TPHCM (đường vành đai TPHCM), được đầu tư giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư khoảng 9.260,7 tỷ đồng, vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc.
    Hướng tuyến đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch: Đường Vành Đai 3 có điểm bắt đầu tại đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (thuộc Nhơn Trạch) hướng lên phía Bắc vượt sông Đồng Nai tại cầu Nhơn Trạch đi sang Quận 9.
    Tại Quận 9, điểm bắt đầu tại cầu Nhơn Trạch đi theo hướng lên phía bắc về hướng đường cao tốc và giao cắt đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây (tại Km 8 + 772).
    Sau đó đi theo hướng Bắc, Đông Bắc qua 12 khu vực dân cư khác nhau tại quận 9 hướng về phía Tân Vạn. Cuối cùng, đoạn này giao cắt quốc lộ 1A (xa lộ Hà Nội) tại ngã 3 Tân Vạn. Điểm kết thúc đoạn đường Vành Đai 3 này tại Quận 9.
    Tiến độ thi công đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch: Theo kế hoạch, đường Vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch được chia làm hai phần 1A và 1B. Cụ thể:

    • + Phần 1A dài 8,75 km bắt đầu từ tỉnh lộ 25B ở Nhơn Trạch nối từ nút giao đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây; vốn vay 190,96 triệu US của Hàn Quốc. Dự kiến khởi công vào Quý 3/2021.

    • + Phần 1B dài 8,96 km, Từ nút giao cao tốc Long Thành - Dầu giây nối với Thủ Đức ở nút giao Tân Vạn. Đoạn này được thiết kế với bốn làn xe cơ giới và hai làn xe hỗn hợp, vận tốc cao nhất là 80 km/giờ, và đầu tư bằng hình thức BOT và đang triển khai lựa chọn nhà đầu tư triển khai dự án. Tuy nhiên, 10/05/2020 Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề xuất dự án thành phần 2 của dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1. Cụ thể

    • + Phần 2A dài 5km km bắt đầu có điểm đầu tuyến giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai và điểm cuối tuyến giao với Tỉnh lộ 25B.

    • + Phần 2B (Km 16+826 - Km28+383) dài khoảng 11,57km. Trong đó đoạn TP HCM khoảng 9,17km và đoạn tỉnh Bình Dương khoảng 2,4km., điểm đầu tuyến giao với đường Lê Văn Việt thuộc Quận 9 và điểm cuối tại điểm đấu nối với đường Mỹ Phước – Tân Vạn thuộc tỉnh Bình Dương.

    Theo thiết kế, hai đoạn 2A và 2B được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h, mặt đường nhựa cấp cao A1, bề rộng mặt cắt ngang với 4 làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ với bề rộng nền đường từ 20,5m - 26m.


    Đoạn 2: Bình Chuẩn – Tân Vạn.


    Đường Vành Đai 3 đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn dài 16,7 km với thiết kế (6-8 làn xe) đã được UBND tỉnh Bình Dương đưa vào khai thác. Trước đó, đoạn này được đầu tư theo hình thức PPP.
    Hướng tuyến đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn: Đoạn này có điểm đầu giao cắt quốc lộ 1A tại Ngã 3 Tân Vạn, tuyến đi trùng đường Tân Vạn – Mỹ Phước (dài 16,3 km đi trên cao), đến ngã 3 Bình Chuẩn tuyến rẽ trái giao Quốc Lộ 13 tại thành phố Thủ Dầu Một.
    Điểm cuối tại cầu vượt sông sài Gòn, cách cảng Bà Lụa hiện hữu về phía hạ lưu khoảng 500 mét (xây dựng mới cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn). 

    Nút giao Tân Vạn - Mỹ Phước.

    Đoạn 3: Bình Chuẩn - Quốc lộ 22.


    Đoạn Quốc Lộ 22 – Bình Chuẩn dài 19,1 km, đi qua tỉnh Bình Dương và TP.HCM. Theo chủ đầu tư, tổng mức đầu tư dự kiến giai đoạn 1 khoảng 10.000 tỷ đồng, hiện đang kêu gọi tìm nhà đầu tư và tìm nguồn vốn xây lắp cho giai đoạn này.

    Đoạn 4: Quốc lộ 22 - Bến Lức.


    Đoạn Bến Lức – Quốc Lộ 22 dài 28,9 km, đi qua thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Dự kiến vốn đầu tư giai đoạn 1 ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng.
    Hướng đoạn Quốc lộ 22 - Bến Lức: Vành đai 3 Bình Chánh Bến Lức - > Quốc lộ 22 -> hướng Nam song song Kênh An Hạ -> Khu công nghiệp Mỹ Yên – Tân Bửu.
    Điểm cuối giao với đường cao tốc TP HCM – Trung Lương và đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.
    Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2020 - 2025 sẽ thực hiện các dự án Vành đai 3 (đoạn Bình Chuẩn - QL22 và QL22 - Bến Lức), dự án 2A, 2B thuộc dự án Tân Vạn - Nhơn Trạch, tuyến Mỹ An - Cao Lãnh, nút giao giữa tuyến Tân Tạo - Chợ Đệm với tỉnh lộ 10B và đường Trần Đại Nghĩa.

     

    Lợi ích của tuyến đường Vành Đai 3 sau khi hoàn thành và khai thác sử dụng


    Thứ 1: Đây là giải pháp tất yếu giúp lưu lượng giao thông trở nên “dễ thở” hơn; đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân ngày càng lớn. Giảm thiểu vấn đề kẹt xe, rút ngắn thời gian lưu thông, xóa bỏ tình trạng độc lộ. Lợi ích kết nối các thành phố vệ tinh thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai với mục tiêu đô thị đa trung tâm.
    Thứ 2: Góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại, vận tải, thông thương mua bán bất động sản trong khu vực để đưa kinh tế – xã hội toàn khu vực phát triển. Đáp ứng nhu cầu lưu lượng giao thông ngày càng lớn của người dân và góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, hạ tầng trong khu vực.
    Thứ 3: Đặc biệt, việc tuyến đường Vành Đai 3 kết nối với 5 đường cao tốc hướng tâm là TP.HCM - Trung Lương, TPHCM- Mộc Bài, TP. HCM - Chơn Thành, Long Thành - Dầu Giây và Bến Lức - Long Thành, đường Vành đai 3 TP.HCM sẽ góp phần giải quyết bài toán nối kết liên vùng.
    Thứ 4: Không gian đường vành đai 3 TP.HCM sẽ tạo hành lang công nghiệp kết nối các kho cạn về cụm cảng biển, sẽ giảm thời gian đi lại, tăng số vòng vận tải, giảm chi phí logistics và tạo lợi thế cạnh tranh. 

    Đoạn đầu cao tốc Tân Vạn giao với đường DT743.

    Từ cao tốc Tân Vạn rẽ trái đường DT743 sẽ hướng về ngã ba Tân Vạn, cảng Bình Dương, Đồng Nai. Có thể thấy đoạn đầu của cao tốc Tân Vạn khi thành hình đường Vành đai 3 sẽ kết nối nhiều vị trí giao thương quan trọng của TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương. Nếu như từ Bình Dương, Đồng Nai có thể từ nút giao Tân Vạn đi đường Vành đai 3 tới cao tốc Bến Lức - Long Thành rồi qua TPHCM - Trung Lương để về các tỉnh miền Tây. Từ miền Tây tài xế có thể rẽ vào đường Vành đai 3 tại Bến Lức (Long An) để hướng đến các khu vực trọng điểm Đông Nam Bộ như Khu công nghiệp Hiệp Phước, Khu công nghiệp Nhơn Trạch, sân bay Long Thành...
     

    Nhà Đất Bán Nhà Đất Cho Thuê
    Vui lòng nhập tiêu đề
    Mở rộng 
    Thu gọn 
    Tỉnh thành
    Dự án nổi bật
    Liên kết nổi bật
    Tính năng hỗ trợ
    Các tin đã lưu
    close
    Giờ làm việc : 24/7, Hotline : 0903.313.009