Bạn đang muốn mua nhà đất nhưng phân vân không biết cách kiểm tra pháp lý tài sản? Đừng lo đã có VUANHA.VN giúp bạn:
6 Cách kiểm tra Pháp Lý nhà đất trước khi xuống tiền mua tài sản
Khoản 01 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định các điều kiện thực hiện quyền chuyển đổi, sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Cụ thể như sau:
-
Thứ 1: Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này.
Khi xem những nội dung trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người mua cần biết được những thông tin như:
- Thông tin về thửa đất: thửa đất số bao nhiêu, tờ bản đồ số, diện tích sử dụng đất, địa chỉ thửa đất;
- Mục đích sử dụng đất: đất ở, đất trồng cây lâu năm …
- Hình thức sử dụng: theo hình thức sử dụng chung hay sử dụng riêng;
- Thời hạn sử dụng đất: lâu dài hay ghi thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/…
- Nguồn gốc sử dụng đất: Nhà nước giao hay cho thuê; nhận thừa kế, tặng cho,…
-Xem đã được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và các công trình xây dựng khác trên đất hay chưa?
- Sơ đồ thửa đất;
- Thông tin ngày cấp và cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Người mua còn phải xem them phần “Những thay đổi sau khi được cấp giấy chứng nhận” được thể hiện ở phần cuối của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là mục quan trọng mà người mua cần lưu ý khi xem Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bởi vì có những trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế thì người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế không có nhu cầu cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ được ghi vào mục thay đổi ở trang cuối. Hoặc có thể biết được thửa đất trên có đang được thế chấp tại ngân hàng hay không.
-
Thứ 2: Đất không có tranh chấp.
Để kiểm tra tình trạng nhà đất có tranh chấp hay không thì người mua có thể đến trực tiếp xem thửa đất và hỏi những người sinh sống liền kề thửa đất. Hoặc người mua có thể liên hệ với cán bộ địa chính, tư pháp xã, phường nơi có đất hoặc Văn phòng đăng ký đất đai để được biết thông tin thửa đất hiện đang có tranh chấp hay không.
-
Thứ 3: Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
Thông qua các mối quan hệ các bạn có thể liên hệ với Chi cục Thi hành án cấp huyện/quận nơi có bất động sản để kiểm tra về tình trạng kê biên hoặc vào website của Tổng cục thi hành án dân sự để kiểm tra.
-
Thứ 4: Trong thời hạn sử dụng đất.
Theo Khoản 7 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thời hạn sử dụng đất được ghi tại trang 2 của giấy chứng nhận như sau:
- Đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi "Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/... (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)".
- Thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi "Lâu dài".
- Thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất "Đất ở: Lâu dài; Đất... (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): sử dụng đến ngày …/…/... (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)".
Điều 5 và Điều 6 phía dưới bạn cần kiểm tra thêm dù ở luật chưa quy định
-
Thứ 5: Thông tin về quy hoạch của thửa đất.
Trước khi tiến hành mua bán nhà đất, người mua cần phải tiến hành kiểm tra quy hoạch xem mảnh đất này có nằm trong vùng quy hoạch dự án hay không.
Nếu đất đã có sổ đỏ thì thông tin quy hoạch thường sẽ được ghi trực tiếp tại phần ghi chú trong sổ, trong đó nêu rõ lô đất này đang trong diện quy hoạch gì. Người mua có thể xem xét quy hoạch đó có phù hợp với mình không để tiến hành thực hiện mua đất.
Để biết được thửa đất có có thuộc diện quy hoạch, thế chấp hoặc tranh chấp hay không, thì quý khách có thể áp dụng một số cách kiểm tra như sau:
– Tra cứu thông tin tại phòng công chứng (tùy vào VPCC có thể miễn phí, tốn phí).
– Xem quy hoạch sử dụng đất trực tiếp tại trụ sở UBND cấp Huyện/Quận, cấp Xã.
– Xem trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp Huyện/Quận biết đất có thuộc quy hoạch hay không?
– Hỏi ý kiến công chức địa chính cấp xã hoặc người dân tại khu vực có thửa đất để có thêm thông tin.
– Xin thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai (đây là cách chắc chắn nhất )
-
Thứ 6: Kểm tra hiện trạng sử dụng đất
Khi tiến hành mua nhà đất thì người mua phải đến trực tiếp xem và so sánh hiện trạng, diện tích căn nhà, thửa đất trên thực địa có phù hợp với sơ đồ, diện tích ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? Có nhiều trường hợp diện tích đất được công nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thấp hơn so với thực tế do chủ đất lấn chiếm hoặc vì các lý do khác thì người mua nên xem xét kỹ lưỡng và nên yêu cầu chủ đất giải trình về sự chênh lệch số liệu thực tế với số liệu được ghi trên sổ đỏ.
Đồng thời, người mua xem hiện trạng nhà ở và các công trình trên thửa đất đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa? Nếu đã được chứng nhận thì xem có đúng hiện trạng ngôi nhà mình mua hay không. Bởi vì, có những trường hợp khi tiến hành xây dựng căn nhà mới thì chủ nhà đã không xin phép xây dựng và không tiến hành hoàn công, cập nhật biến động đất cho cơ quan có thẩm quyền nên khi đó ngôi nhà này không thể thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng.
4 trường hợp không được sang tên chuyển nhượng sổ đỏ.
Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
- Thứ 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
- Thứ 2: Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Thứ 3: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
- Thứ 4: Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Nếu có vướng mắc trong quá trình thực hiện, bạn đọc vui lòng liên hệ VUANHA.VN để được hỗ trợ nhanh nhất.